Bệnh xã hội ở nữ không chỉ làm tăng nguy cơ vô sinh mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư, tổn thương tim mạch, hệ thần kinh và thậm chí đe dọa tính mạng. Việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị đúng cách là yếu tố then chốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh xã hội ở nữ mà bạn cần lưu ý.
DẤU HIỆU BỆNH XÃ HỘI Ở NỮ
Bệnh xã hội ở nữ là bệnh thường gặp ở những chị em trong độ tuổi sinh sản. Các bệnh xã hội ở nữ thường gặp hiện nay đó là: sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV, Chlamydia,Trichomonas, mụn rộp sinh dục,…
Nữ giới mắc bệnh xã hội thường là do:
► Quan hệ không an toàn, quan hệ với nhiều người bao gồm các hình thức quan hệ bằng đường âm đạo, miệng hay hậu môn,…
► Nữ giới bị bệnh do người chồng quan hệ bừa bãi bên ngoài và lây bệnh.
► Có tiếp xúc gần với vết thương hở, dịch mủ có chứa virus bệnh xã hội của người bệnh.
► Hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, chăn gối, quần áo,…
► Thai phụ mang thai mắc bệnh xã hội lây truyền sang cho thai nhi.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nhận biết bệnh xã hội không khó, vì ở mỗi loại bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Tùy vào từng trường hợp các chị em có thể căn cứ vào đó mà xác định loại bệnh đang mắc phải như sau:
Vị trí phát bệnh xã hội ở nữ thường là ở: vùng kín, vùng âm hộ, âm đạo hoặc có thể là ở môi lớn, môi bé, ở vùng bẹn, miệng, họng, hậu môn,… Tất cả những vị trí đã từng có tiếp xúc gần với dịch mủ virus gây bệnh.
Biểu hiện của từng loại bệnh:
Sùi mào gà (Bệnh do virus HPV gây ra, có thời gian ủ từ 2 – 9 tháng):
– Khi mắc bệnh chị em sẽ thấy xuất hiện các u nhú nhỏ, mọc đơn lẻ, có màu hồng nhạt, không gây đau, sờ thấy mềm và ẩm ướt.
– Càng về sau các u nhú này phát triển mạnh, kết hợp thành những mảng lớn như mào gà, bề mặt mủn, dùng tay ấn nhẹ thấy có mủ máu chảy ra.
=> Bệnh sùi mào gà nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ khiến người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn, vòm họng, ảnh hưởng khả năng làm mẹ của nữ giới, dẫn đến mù lòa, ảnh hưởng thai (khi nữ giới mang thai), gây mất cảm hứng khi quan hệ, đau rát vị trí bệnh,…
Hình ảnh thật, cân nhắc khi xem!
Bệnh lậu (do cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh, có thời gian ủ chỉ từ 2 – 10 ngày):
– Khi mắc bệnh, tại vùng bệnh sẽ thấy bị sưng tấy hoặc sưng đỏ, viêm họng.
– Kèm theo tiểu đau buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác nóng rát trong ống niệu đạo;
– Nước tiểu đục, đôi khi lẫn máu hoặc mủ;
– Đau vùng bụng dưới và đau khi quan hệ.
– Bệnh ở vùng kín sẽ thấy khí hư ra nhiều, có màu vàng, có mùi hôi khó chịu, môi bé sưng đỏ và hầu hết chỉ được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
=> Bệnh lậu nếu không được hỗ trị điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến các biến chứng như: viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm hố chậu, chửa ngoài dạ con, thậm chí ảnh hưởng khả năng làm mẹ. Đặc biệt, bệnh lậu còn khiến thai bị dị tật, mù lòa,….
Hình ảnh thật, cân nhắc khi xem!
Mụn rộp sinh dục (do virus HSV gây ra, có thời gian ủ từ 4 – 7 ngày):
– Khi virus HSV xâm nhập, sẽ thấy tại vùng tổn thương mọc lên các nốt mụn nước liti đơn lẻ hoặc từng chùm tại vùng kín, vùng mông, miệng, đùi.
– Sau đó, các mụn mủ sẽ bị vỡ ra, gây lở loét, đau rát.
– Đôi khi kèm theo sốt, khó chịu, đau đớn, khiến cơ thể mệt mỏi khi bệnh trở nặng.
=> Thời gian mụn rộp sinh dục kéo dài, sẽ dễ khiến bệnh biến chứng nhanh sang thành ung thư, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm chức năng sinh lý của người bệnh, nặng hơn là viêm màng não (nếu mắc phải dạng herpes cấp tính).
Giang mai (do vi khuẩn Treponema Pallidum, có thời gian ủ bệnh từ 10 – 90 ngày)
Hình ảnh thật, cân nhắc khi xem!
Đây là bệnh xã hội nguy hiểm đứng thứ hai, sau HIV/AIDS. Bệnh xuất hiện với các biểu hiện như:
– Giai đoạn đầu: Xuất hiện vết loét không đau ở vùng sinh dục, miệng hoặc hậu môn.
– Giai đoạn hai: Phát ban toàn thân, đặc biệt ở lòng bàn tay, bàn chân; kèm theo sốt và sưng hạch bạch huyết.
– Giai đoạn muộn: Không có triệu chứng rõ ràng nhưng vi khuẩn vẫn hoạt động trong cơ thể.
Giang mai nếu không điều trị có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến não, tim, mắt, và hệ thần kinh, dẫn đến mù lòa, rối loạn thần kinh, đột quỵ, hoặc tử vong. Đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể truyền sang thai nhi, gây thai chết lưu, dị tật bẩm sinh hoặc tử vong sau sinh.
Bệnh Chlamydia (Là bệnh xã hội do vi khuẩn Chalamydia Trachomatis gây ra):
Chlamydia thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nếu có, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tiết dịch âm đạo bất thường, đau khi tiểu hoặc đau vùng chậu khi quan hệ tình dục.
Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến viêm vùng chậu (PID), gây tổn thương ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung – một tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Ngoài ra, bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV nếu tiếp xúc với virus.
– Lưu ý từ bác sĩ: Các loại bệnh xã hội trên đây đều xuất phát từ việc quan hệ không an toàn, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khỏe, cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm, lây nhiễm nhanh sang người xung quanh,…
Do đó, ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc phải bệnh lý xã hội, bạn hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa, để thực hiện thăm khám, nhận biết và hỗ trợ điều trị bệnh an toàn.
Sử dụng nút [Tư vấn online] là cách nhanh nhất kết nối với bác sĩ chuyên khoa để nắm sơ bộ về tình trạng bệnh lý của bản thân, quy trình khám – chữa bệnh, chi phí điều trị, phương pháp điều trị,… để tiện cho sự chuẩn bị trước khi đi khám, bạn hãy NHẤP VÀO KHUNG CHAT bên dưới.
ĐIỀU TRỊ BỆNH XÃ HỘI Ở NỮ
Việc điều trị bệnh xã hội ở nữ giới cần được cá nhân hóa dựa trên loại bệnh, mức độ nghiêm trọng, và tình trạng sức khỏe tổng thể. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được dùng để điều trị các bệnh như Chlamydia, bệnh lậu, giang mai, nhiễm trùng roi Trichomonas. Thuốc hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng kháng thuốc. Việc điều trị cần được tiến hành cho cả người bệnh và bạn tình để tránh lây nhiễm ngược.
Điều trị bằng thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus thường được dùng để điều trị bệnh Herpes sinh dục, HIV, và các bệnh liên quan đến HPV. Thuốc giúp kiểm soát triệu chứng, giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, hạn chế lây lan và ngăn tái phát.
Can thiệp ngoại khoa
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp nhiễm mụn cóc sinh dục. Mụn cóc sinh dục gây khó chịu hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ có thể được loại bỏ bằng phương pháp áp lạnh, đốt điện, hoặc phẫu thuật.
Điều trị triệu chứng và hỗ trợ tâm lý
Thuốc giảm đau, chống viêm có thể được chỉ định để giảm các triệu chứng khó chịu.
Tư vấn tâm lý giúp bệnh nhân ổn định tinh thần, đối mặt với tình trạng bệnh, và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tư vấn báo giá phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh xã hội ở nữ. Bạn hãy nhấn vào bảng chat bên dưới!
BỆNH XÃ HỘI Ở NỮ KHÁM Ở ĐÂU?
Phòng khám đa khoa Lê Lợi là địa chỉ hỗ trợ điều trị bệnh xã hội uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng ở TP Vinh và các tỉnh lân cận.
✔ Đội ngũ bác sĩ Phòng khám đa khoa Lê Lợi không chỉ tận tâm mà còn giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đã từng công tác tại các bệnh viện lớn.
✔ Chi phí chữa bệnh luôn được phòng khám công khai, niêm yết. Đặc biệt có rất nhiều gói khám ưu đãi phù hợp với nhiều đối tượng, giúp cho tất cả mọi người có thể chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
✔ Hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn khi luôn chú trọng và đầu tư cập nhập các nước có nền y học phát triển nhằm phục vụ quá trình chữa bệnh được hiệu quả.
✔ Phòng khám có bác sĩ nữ khám riêng nên bạn không phải e ngại.
✔ Thời gian khám chữa bệnh linh hoạt từ 07:30 - 19:30 tất cả các ngày trong tuần rất thuận lợi cho cả những bệnh nhân có thời gian eo hẹp, thường xuyên bận rộn.
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu bệnh xã hội ở nữ và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc về bệnh lý hay muốn đặt hẹn khám, bạn có thể nhấp vào khung chat hiển thị trên website hoặc liên hệ Hotline: 0238 359 8888 để được hỗ trợ cũng như đặt lịch trực tuyến.